ĐỘI NGŨ THỜ PHƯỢNG l Phần 2

Các mục sư cũng đóng vai trò lãnh đạo trong việc định mức về trình độ âm nhạc của hội thánh. Và chúng ta có thể thấy được điều đó thông qua ngân sách của hội thánh. Những mục sư chú trọng đến sự chỉnh chu trong âm nhạc sẽ đảm bảo rằng hội thánh phân bổ đủ nguồn tài chính để hỗ trợ cho nhu cầu của ban nhạc, tạo điều kiện cho ban nhạc phát triển và kết quả hơn. Ngoài ra, sẽ duy trì được đường dài khi các mục sư bày tỏ sự đánh giá cao của mình một cách công khai đối với công sức của ban thờ phượng. Những người tham gia mục vụ thờ phượng được cho là những người làm việc cật lực nhất trong toàn thể hội thánh.

THÔNG ĐIỆP KHÍCH LỆ

6/13/20248 min read

Đầu tiên, mục sư là người đóng vai trò quan trọng nhất làm nên sự thành công của mục vụ thờ phượng. Hãy nhìn vào điều này.

Sự thờ phượng tập thể tại hội thánh địa phương sẽ không bao giờ vượt ra khỏi khải tượng và những giá trị của mục sư. Ở hầu hết các hội thánh, mục sư điều chỉnh văn hóa thờ phượng của hội thánh đó. Mục sư là người hình dung, chăm sóc, giải phóng, giám sát và hỗ trợ những người trong mục vụ thờ phượng. Không ai có thể gây dựng và khích lệ ban thờ phượng hiệu quả hơn người mục sư. Thần học về thờ phượng và triết lý về mục vụ của người mục sư là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành và quyết định tiến trình của mục vụ thờ phượng.

Mục sư nên tìm kiếm những đường hướng để giao tiếp với ban thờ phượng vào những thời điểm quan trọng. Ví dụ, một số mục sư gặp ban thờ phượng để cầu nguyện trước buổi nhóm. Ai có thể dạy nhóm thờ phượng cách cầu nguyện tốt hơn người mục sư? Đó cũng có thể là thời điểm tuyệt vời để nói về đích đến mà chúng ta hy vọng trong buổi nhóm.

Mục sư là người chủ chốt trong mục vụ thờ phượng như vài trò của người hướng dẫn thờ phượng. Những mục sư thể hiện sự thờ phượng hết lòng trước sự chứng kiến của hội chúng sẽ giúp hình thành một hội thánh thờ phượng hết lòng. Thật tuyệt vời khi các mục sư giảng về sự thờ phượng, nhưng còn tuyệt vời hơn khi họ thể hiện tình yêu nồng cháy cho Chúa Giê-xu một cách hữu hình.

Mục sư nắm giữ một vị trí có ảnh hưởng đáng kể trong hội thánh. Để minh họa ý của tôi, giả sử một diễn giả khách mời nói một số điều dễ gây tranh cãi trên bục giảng. Điều đầu tiên mọi người làm là gì? Họ nhìn vào mục sư của họ để đọc ngôn ngữ cơ thể của người mục sư. Mọi người đọc phản ứng của mục sư để xác định xem họ nên phản ứng như thế nào. Điều tương tự đôi khi cũng xảy ra trong các buổi thờ phượng. Khi buổi nhóm đang diễn ra, những người trong hội chúng đôi khi sẽ nhìn về phía mục sư của mình để xem bản thân nên phản ứng như thế nào trong buổi thờ phượng.

Người hướng dẫn thờ phượng có thể khích lệ hội chúng bằng một cách bày tỏ sự khen ngợi nào đó, nhưng nếu người mục sư không hưởng ứng thì hầu hết mọi người trong hội chúng cũng sẽ im lặng trước theo lời kêu gọi của người hướng dẫn thờ phượng. Và điều ngược lại cũng thế. Nếu các mục sư là những người đầu tiên reo mừng trước mặt Chúa thì có lẽ những người khác cũng sẽ noi gương họ. Ở một số hội thánh, cách ứng xử của người mục sư có thể tác động nhiều đến sự hưởng ứng của hội chúng hơn là nỗ lực của ban nhạc, người hát và người hướng dẫn thờ phượng cộng lại.

Buổi thờ phượng không phải là lúc để mục sư điểm danh người tham dự hoặc kiểm tra những người tổ chức/ những người có nhiệm vụ trong buổi nhóm. Cũng không phải là lúc xem lại trình tự của buổi nhóm với những người lãnh đạo, mà là lúc chính họ phải thờ phượng Chúa của trời và đất. Vào thời điểm đó, điều gì có thể quan trọng hơn việc phụng sự Chúa?

Trong sách Khải Huyền, các trưởng lão đóng vai trò là những người hướng dẫn thờ phượng, họ thường xuyên phủ phục trước Vua để truyền cảm hứng cho cả thiên đàng noi theo (Khải Huyền 5:8,14). Nếu các trưởng lão là những người biết Chúa lâu hơn và sâu sắc hơn những người khác thì việc họ dẫn đầu trong sự thờ phượng là lẽ đương nhiên. Thật là xứng đáng khi Chúa được tôn cao trong hội đồng các trưởng lão (Thi Thiên 107:32), thật phải lẽ khi các mục sư và các trưởng lão dẫn dắt đoàn chiên tôn vinh danh Chúa Giê-xu Là “người mục sư” của dân tộc Y-sơ-ra-ên, vua Đa-vít là người thờ phượng đầu tiên trong dân chúng. Ông là hình mẫu tuyệt vời cho các mục sư ngày nay. Ông chủ ý thờ phượng trước sự chứng kiến của mọi người. Khi hòm giao ước được đem đến Si-ôn, ông mặc ê-phót bằng vải gai và nhảy múa trước mặt Đức Giê-hô-va bằng cả sức lực mình. Tại sao? Bởi sự yêu mến của Đa-vít dành cho Đấng Cứu Rỗi lan tỏa trên từng thớ thịt của ông. Khi bị vợ mình là Mi-canh khinh thường vì cởi trần nhảy múa nơi đông người, ông đáp: ““Chính tại trước mặt Đức Giê-hô-va, là Đấng đã chọn ta thay cho cha nàng và cả nhà cha nàng, lập ta làm lãnh tụ Y-sơ-ra-ên là dân của Đức Giê-hô-va, mà ta hát múa trước mặt Đức Giê-hô-va. Ta sẽ hạ mình xuống nhiều hơn nữa, tự xem mình là hèn mạt, nhưng các nữ tỳ mà nàng nói đó lại sẽ tôn kính ta.” (II Sa-mu-ên 6:21-22). Đa-vít đã gạt bỏ niềm kiêu hãnh và dâng chính thân thể mình mà tôn vinh Chúa với trọn sức lực. Mong rằng các mục sư và trưởng lão ngày nay cũng làm như vậy.

Các mục sư cũng đóng vai trò lãnh đạo trong việc định mức về trình độ âm nhạc của hội thánh. Và chúng ta có thể thấy được điều đó thông qua ngân sách của hội thánh. Những mục sư chú trọng đến sự chỉnh chu trong âm nhạc sẽ đảm bảo rằng hội thánh phân bổ đủ nguồn tài chính để hỗ trợ cho nhu cầu của ban nhạc, tạo điều kiện cho ban nhạc phát triển và kết quả hơn. Ngoài ra, sẽ duy trì được đường dài khi các mục sư bày tỏ sự đánh giá cao của mình một cách công khai đối với công sức của ban thờ phượng. Những người tham gia mục vụ thờ phượng được cho là những người làm việc cật lực nhất trong toàn thể hội thánh.

Thưa các mục sư, quan điểm thần học về sự thờ phượng của các mục sư là gì? Các mục sư có xem thờ phượng như một buổi lễ với những bài hát hay một buổi thờ phượng? Có phải các bài hát chỉ là phần mở đầu phải có để chuẩn bị cho hội chúng nghe bài giảng không? Âm nhạc có phải là phương tiện để phát triển hội thánh không? Có phải ca hát chỉ là cách giết thời gian trong thì giờ dâng hiến không? Một bài hát có phải là cách giúp mọi người thư giãn sau một thời gian ngồi khá dài hay không? Đó có phải là tín hiệu cho những người ở trước sảnh biết rằng buổi nhóm đã bắt đầu và đã đến lúc phải đi vào hay không?

Tôi cho rằng sự thờ phượng là điều gì đó vĩ đại hơn bất kỳ điều gì trong số đó. Sự thờ phượng là lý do chính để chúng ta đến với nhau. Chúng ta nhóm họp lại để tôn cao danh Chúa Giê-xu và phụng sự Ngài trong vẻ đẹp thánh khiết. Chúng ta gom nhóm lại để thiết lập sự hiện diện của Đấng Christ trong thành phố và khu vực của chúng ta. Khi các mục sư đánh giá cao tính chất vinh quang của sự thờ phượng tập thể, họ có thể thêm giá trị đó vào văn hóa của hội thánh địa phương.

(còn tiếp..)

VAI TRÒ CỦA MỤC SƯ