Đội Ngũ Thờ Phượng - Phần 4

Mối quan hệ giữa mục sư và người hướng dẫn thờ phượng có tiềm năng trở thành một trong những mối quan hệ cộng tác mạnh mẽ nhất trong sự sống của hội thánh địa phương. Tôi thấy một khuôn mẫu trong Kinh thánh cho mối quan hệ của họ trong Thi Thiên 149:6, “Hãy đặt lời ca ngợi Đức Chúa Trời trong miệng họ, thanh gươm hai lưỡi ở trong tay họ.”

THÔNG ĐIỆP KHÍCH LỆ

6/13/202414 min read

Mối quan hệ giữa mục sư và người hướng dẫn thờ phượng có tiềm năng trở thành một trong những mối quan hệ cộng tác mạnh mẽ nhất trong sự sống của hội thánh địa phương. Tôi thấy một khuôn mẫu trong Kinh thánh cho mối quan hệ của họ trong Thi Thiên 149:6, “Hãy đặt lời ca ngợi Đức Chúa Trời trong miệng họ, thanh gươm hai lưỡi ở trong tay họ.” Sức mạnh tổng hợp bùng nổ có thể được tìm thấy khi mục vụ thờ phượng (người hướng dẫn thờ phượng) liên kết với mục vụ của con dao hai lưỡi là Lời Chúa (vai trò giảng dạy của mục sư).

Thay vì tranh giành thời gian trên sân khấu, thì hai người này phải cộng tác và làm việc cùng nhau để gây dựng hội thánh. Họ tán dương những ta lâng độc đáo mà mỗi người có và hân hoan trong niềm vui được cùng nhau làm mục vụ. Họ giúp đỡ lẫn nhau để đạt được hiệu quả cao hơn trong sự kêu gọi của mình. Rốt cuộc, họ dựa vào nhau rất nhiều. Một mục sư cần một người hướng dẫn thờ phượng mạnh mẽ, được xức dầu; người hướng dẫn thờ phượng cần một người mục sư có năng lực và được xức dầu.

Khi cả hai kết hợp với nhau, điều gì đó bùng nổ sẽ xảy ra. Một hội thánh mạnh mẽ về sự thờ phượng nhưng lại không có mạnh mẽ trong lời Chúa sẽ bay vòng vòng như con chim gãy cánh; nhưng một hội thánh mạnh mẽ về sự thờ phượng cộng với một bục giảng Lời Chúa mạnh mẽ thì hội thánh sẽ phát triển. Khi oxy kết hợp với khí ga, hãy coi chừng sự bùng cháy!

Ba thành phần giúp duy trì mối quan hệ lành mạnh giữa mục sư và người hướng dẫn thờ phượng: tôn trọng, quan tâm, và truyền thông.

MỐI QUAN HỆ GIỮA MỤC SƯ VÀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỜ PHƯỢNG

Chúng ta phải tôn trọng sự chính trực, sự kêu gọi, tài năng, lòng chân thành, sự khôn ngoan và chuyên môn của nhau. Tôn trọng có nghĩa là người hướng dẫn thờ phượng ở trong thời hạn quy định trong một buổi nhóm. Và sự tôn trọng có nghĩa là, nếu người hướng dẫn thờ phượng kéo dài hơn thời hạn cho phép, thì người mục sư hiểu rằng có lý do thuyết phục là Đức Thánh Linh. Sự tôn trọng có nghĩa là mục sư cho người hướng dẫn thờ phượng có không gian để làm theo trái tim và cách riêng của họ. Sự tôn trọng có nghĩa là người hướng dẫn thờ phượng đảm bảo cho toàn bộ ban thờ phượng ngồi nghe bài giảng. Tôn trọng là đôi lúc chúng ta chấp nhận sự lầm lỗi của nhau. Và tôn trọng có nghĩa là chúng ta không cố gắng hoàn thành chức vụ của người khác.

(còn tiếp..)

1. Tôn trọng lẫn nhau
2. Quan tâm lẫn nhau

Chúng ta sẽ lo lắng cho nhau khi chúng ta quan tâm đến mối lo ngại của người khác hơn chính mình. Như Phao-lô đã viết: “Mỗi người trong anh em đừng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình, nhưng phải quan tâm đến lợi ích của người khác nữa.” (Phi-líp 2:4). Những người hướng dẫn thờ phượng nên cân nhắc rằng người mục sư có nhiều điều trong tầm quan sát của họ chứ không chỉ là thời gian để hát; và Người Mục sư nên cân nhắc rằng người hướng dẫn đã phải đầu tư hàng giờ để chuẩn bị cho buổi thờ phượng. Những người hướng dẫn thờ phượng nên cân nhắc rằng các mục sư đôi khi có thể là người rất thực tế; và người mục sư nên cân nhắc rằng người hướng dẫn thờ phượng đôi khi có thể dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc.

Cách chúng ta quan tâm đến nhau sẽ được thử thách khi có những sự khác biệt về quan điểm - chẳng hạn như về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong buổi thờ phượng. Người hướng dẫn thờ phượng có thể nghĩ rằng đã đến lúc chuyển sang bài hát tiếp theo, và mục sư có thể cảm thấy rằng chúng ta cần hát lại bài hát trước đó. Khi có sự khác biệt về quan điểm, ai có tâm trí của Đấng Christ? Trong những trường hợp như vậy, có lẽ chúng ta có thể chọn một trong hai lựa chọn và hành động theo Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Vấn đề không phải là sự nhận thức của ai là đúng; câu hỏi là chúng ta có quan tâm đến nhau trong những khoảnh khắc quyết định đó không?

Bạn sẽ nhớ lại lời A-mốt đã nói: "Khi sư tử gầm thét thì ai mà chẳng sợ? Khi Chúa Giê-hô-va phán dạy thì ai mà chẳng nói tiên tri?" (A-mốt 3:8). Nói cách khác, khi Chúa phán, hầu hết mọi người đều được cảm thúc để nói tiên tri. Một động lực tương tự có thể xảy ra trong sự thờ phượng tập thể. Khi Thánh Linh của Chúa vận hành trong buổi thờ phượng, hầu hết mọi người trong ban lãnh đạo đều có thể nhìn thấy một hướng đi tuyệt vời để nắm bắt. Khi cả mục sư và người hướng dẫn thờ phượng đều nhận thức được rằng Đức Thánh Linh đang hành động mạnh mẽ và cả hai đều cảm thấy được Thánh Linh soi dẫn nhưng theo những hướng khác nhau, thì họ phải quan tâm và suy nghĩ cho nhau.

Một cách mà các mục sư có thể quan tâm đến những người hướng dẫn thờ phượng là trì hoãn ý của họ, ngay cả khi các mục sư biết rằng họ có thể cho ra khả năng lãnh đạo tài ba vào thời điểm đó. Và một cách mà những người hướng dẫn thờ phượng có thể quan tâm đến mục sư là bằng cách vui vẻ với chuyên môn của họ để dẫn dắt dân chúng vào những cuộc gặp gỡ đầy quyền năng với Đức Chúa Trời.

A-mốt hỏi: “Nếu hai người không đồng ý với nhau thì có đi chung đường được sao?” (A-mốt 3:3). Đồng hành với nhau trong sự đồng lòng đòi hỏi sự giao tiếp. Nếu mục sư và người hướng dẫn thờ phượng không có sự tương tác đủ thì sự hợp tác có thể sẽ rạn nứt và xấu đi.

Điều đầu tiên cần nói đến là triết lý thờ phượng của họ. Giá trị và mục tiêu của chúng ta trong sự thờ phượng tập thể là gì? Sự thờ phượng quan trọng như thế nào trong đời sống của hội chúng? Chúng ta sẽ dành bao nhiêu thời gian để thờ phượng trong các buổi thờ phượng? Sự đồng thuận là vô cùng cần thiết.

Các mục sư có thể giúp những người hướng dẫn thờ phượng hòa nhập vào văn hóa và phong cách thờ phượng của hội thánh. Khi những người hướng dẫn buổi thờ phượng biết rõ sợi dây liên kết và lý do họ đang ở trong vị trí đó, họ sẽ vui vẻ làm tốt công việc của mình.

Mối quan hệ này cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại của một hội thánh địa phương và kẻ thù biết điều đó. Vì vậy, mối quan hệ này rất dễ bị tổn thương và thường xuyên bị kẻ thù nhắm tới bằng cách tạo ra sự chống đối, hiểu lầm, khó chịu, bực tức, thất vọng, giả định sai lầm và thậm chí là xúc phạm. Một mục sư có thể lo lắng bởi sự vô cảm thấy rõ của người hướng dẫn thờ phượng đối với công việc của Thánh Linh; người hướng dẫn thờ phượng có thể bất mãn trước những kỳ vọng của mục sư; người mục sư có thể cho rằng người hướng dẫn thờ phượng không đủ cam kết; còn người hướng dẫn thờ phượng có thể cho rằng mục sư không coi trọng mình; khi mục sư đưa ra phản hồi mang tính xây dựng thì sự phản đối của người hướng dẫn thờ phượng có thể gây ra sự thất vọng, còn về phía người hướng dẫn thờ phượng thì lại cảm thấy người mục sư thật đáng sợ; Người mục sư có thể nghĩ người hướng dẫn thờ phượng chưa hoàn toàn đầu phục; người hướng dẫn thờ phượng có thể cảm thấy người mục sư không tin tưởng vào sự phân định của mình.

Những cảm giác như thế rất dễ tạo ra sự rạn nứt trong mối quan hệ nếu không được đưa ra ánh sáng, nói rõ và giải quyết. Đây là một ví dụ thực tế. Một mục sư đứng dậy giữa buổi thờ phượng, cầm lấy micro và tự động dẫn dắt buổi nhóm đi theo hướng hoàn toàn khác với những gì người hướng dẫn thờ phượng mong đợi. Ngày hôm sau, người hướng dẫn buổi thờ phượng ngồi lại và hỏi: "có phải mục sư đã cảm thấy phải cứu lấy buổi nhóm ra khỏi sự kém cỏi của tôi không?" Lúc đó, mục sư chỉ cười và nói: "Hoàn toàn ngược lại! Anh đã hướng dẫn một cách rất tuyệt vời đến nỗi Thánh Linh của Đức Chúa Trời giáng trên tôi, và tôi không thể kiềm chế được!" Kẻ kiện cáo không muốn họ nói rõ nỗi lòng, nhưng muốn làm họ mích lòng để gây chia rẽ. Nhưng giao tiếp có thể loại bỏ những gì có thể trở thành gốc rễ của sự cay đắng, và biến nó thành một cơ hội để khích lệ và công nhận nhau.

Khi bạn gặp phải những sự khác biệt, một cách để bày tỏ bản thân là nói những điều như "Tôi biết bạn không cố ý làm điều này, nhưng khi bạn thay đổi điều này trong buổi nhóm, tôi cảm thấy như thế này đây". Cách tiếp cận này rất trung thực và không mang tính tố cáo.

Trong mục vụ có rất nhiều mối quan hệ cộng tác quan trọng đã bị kẻ thù chia rẽ vì cả hai không nói chuyện. Những người hướng dẫn thờ phượng đôi khi nuôi dưỡng sự bất mãn cho đến khi đạt đến đỉnh điểm và rời khỏi hội thánh. Nhiều mục sư đã bị bất ngờ, hoàn toàn không biết rằng mối bất hoà đã âm ỉ từ lâu. Giao tiếp rất quan trọng!

Người mục sư có thể dẫn đường bằng cách thiết lập các quy tắc trong mối quan hệ để hai bên đều cảm thấy được an toàn khi thành thật và chia sẻ những điều làm họ dễ bị tổn thương. Hơn nữa, những mục sư khôn ngoan thỉnh thoảng sẽ đặt những câu hỏi như “Bạn cảm thấy thế nào về cách làm việc của chúng ta?” "Bạn có thấy thỏa lòng trong việc hướng dẫn các buổi nhóm không?" "Bạn cảm thấy thế nào về hướng đi hiện tại trong các buổi nhóm?" “Bạn có hài lòng về mục vụ mình không?”

Giao tiếp sẽ giúp mục sư và người hướng dẫn thờ phượng phát triển sự quý trọng lẫn nhau. Họ sẽ ngày càng tin tưởng nhiều hơn vào thế mạnh của nhau. Nếu đường dây liên lạc được thông mở, thì chỉ cần một cái nhìn thoáng qua thì người mục sư cũng có thể hiểu: “Tôi thực sự không biết phải làm gì tiếp theo...Mục sư có ý tưởng gì không?” Và tương tự, thay vì lấy micro từ tay người hướng dẫn thờ phượng đang loay hoay không biết làm gì, người mục sư có thể thì thầm một cách yểm trợ: “Tôi sẵn sàng giúp đỡ nếu anh cần tôi”.

Nói ra lòng quý trọng dành cho nhau - một cách riêng tư lẫn công khai. Hầu như không thể diễn tả hết sự cảm kích và biết ơn dành cho nhau. Hãy nói đi nói lại: "Tôi rất biết ơn Chúa vì bạn!"

Theo tôi, người mục sư không nên quá khắt khe trong việc hạn chế những điều người hướng dẫn thờ phượng có thể làm. Một số người hướng dẫn thờ phượng không được phép làm gì khác ngoài việc dẫn dắt các bài hát, nhưng điều đó có thể gây khó chịu vì những hạn chế của nó. Tôi nói điều này bởi vì việc hướng dẫn thờ phượng thực ra là một chức năng trong mục vụ chăn bầy. Người hướng dẫn thờ phượng hướng dẫn đàn chiên đến đồng cỏ xanh tươi và mé nước bình tịnh. Trong một buổi thờ phượng, hội chúng đang thực sự cùng nhau đi đến một nơi nào đó. Và người hướng dẫn thờ phượng cần có tấm lòng của người chăn bầy để giúp bầy chiên đến đó, và đôi lúc những bài hát không phải là tất cả những gì chúng ta cần trong cuộc hành trình đó. Những điều quyền năng có thể xảy ra trong sự thờ phượng chung khi người hướng dẫn thờ phượng có quyền tự do làm những việc như cầu nguyện, đọc Kinh thánh, khích lệ, kêu gọi dâng hiến, hướng dẫn tiệc thánh, cầu nguyện cho người bệnh hoặc mời dân chúng đáp lại sự dẫn dắt cụ thể của Chúa Thánh Linh ví dụ như lời kêu gọi ăn năn. Mỗi hội thánh phải thiết lập những quy định riêng về những điều người hướng dẫn thờ phượng được phép làm. Tôi luôn yêu thích sự cởi mở và tự do trong Chúa Thánh Linh.

Tôi có lời nhắn nhủ cuối cùng đến những người hướng dẫn thờ phượng về mối quan hệ của họ với người mục sư: Đừng bao giờ trở thành người phát biểu của những người bất mãn với mục sư. Nếu ai đó đến gặp bạn để phàn nàn về người mục sư, đừng để họ tìm được sự lắng nghe thông cảm từ bạn. Thay vào đó, hãy nói với họ rằng họ cần một buổi gặp gỡ với mục sư (theo tinh thần của Ma-thi-ơ 18:15). Hãy luôn giữ cho mình một tấm lòng trung thành.

3. Giao tiếp nhất quán với nhau