Kết Hợp Lời Chúa Khi Thờ Phượng

Thờ phượng Chúa luôn là sự phản hồi đối với Lời Ngài Kinh Thánh hướng dẫn và làm phong phú thêm sự thờ phượng của chúng ta.

THÔNG ĐIỆP KHÍCH LỆ

6/11/202425 min read

Phần 1 - KHÉO LÉO KẾT HỢP LỜI CHÚA KHI THỜ PHƯỢNG

"Mời bạn đến tham dự buổi nhóm thờ phượng và lắng nghe Lời Chúa cùng chúng tôi vào Chủ Nhật tuần này nhé".Tôi đã nghe lời mời gọi đó nhiều lần. Thật không may câu này gây ra sự tách biệt. Hầu hết mọi người hiểu rằng: Thờ phượng là lúc chúng ta hát và trải nghiệm sự gần gũi với Chúa, là thể hiện tình yêu của chúng ta đối với Ngài, và để Thần Linh Ngài cảm động chúng ta. Tất cả thiên về những hoạt động của não phải.

Ngược lại, lắng nghe Lời Chúa là thuộc hoạt động của bán cầu não trái. Là thức ăn cho tâm trí. Là hoạt động của tri thức, được thiết kế để khiến chúng ta suy nghĩ chứ không phải để cảm nhận.

Một số Cơ Đốc Nhân tách biệt thờ phượng và Lời Chúa đến mức họ tham gia nhà thờ này để trải nghiệm Thánh Linh thông qua âm nhạc, sau đó đến một nhà thờ khác để nhận lấy bài giảng hay.

Nhưng hát thờ phượng và giảng dạy không hề tách biệt hoặc đối nghịch với nhau. Cả hai đều được thiết kế để tôn cao vinh quang của Chúa trong tấm lòng, tâm trí và ý chí của chúng ta. Toàn bộ buổi nhóm là sự thờ phượng; toàn bộ buổi nhóm nên được lấp đầy bằng Lời Chúa, và toàn bộ buổi nhóm nên được đổ đầy bởi sự hiện diện của Thánh Linh.

Sự mong chờ nhiệt thành vào quyền năng của Thánh Linh trong các buổi nhóm đi đôi với sự cam kết mạnh mẽ của chúng ta với uy quyền và năng lực trong Lời Chúa. Điều đó nghe có vẻ như một nghịch lý? Không hề như vậy. Hội thánh của chúng ta không thể được dẫn dắt bởi Thánh Linh trừ khi được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa. Một hội thánh phụ thuộc vào quyền năng của Thánh Linh trong lúc thờ phượng sẽ cam kết với việc tìm tòi, truyền rao và áp dụng Lời Chúa trong thì giờ thờ phượng cá nhân và hội chúng. Lời Chúa và Thánh Linh không bao giờ được tách rời với nhau. Thực tế thì Thánh Linh là Đấng thần cảm cho Lời Chúa."Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình." (2 Ti-mô-thê 3:16)

Trong Kinh Thánh, khi dân sự tụ họp với nhau để thờ phượng Ngài, Lời Chúa luôn là trung tâm.
Khi Môi-se dẫn dắt dân Do Thái đến núi Sinai, Đức Chúa Trời gặp gỡ họ giữa sấm chớp, mây đen mù mịt và tiếng kèn vang vọng. Đây là một trải nghiệm thờ phượng. Nhưng khía cạnh quan trọng nhất của cuộc gặp gỡ đó là Đức Chúa Trời ban cho họ Mười Điều Răn, cụ thể hơn là "Mười Chữ" (Phục Truyền 4:2–12). Đức Chúa Trời luôn muốn chúng ta nhận biết Ngài nhiều hơn thay vì thông qua bất kỳ ảnh tượng, hình ảnh và trải nghiệm nào, dù chúng có mạnh mẽ ra sao.

Có lẽ sự thờ phượng Chúa yêu thích không ai khác hơn là David, một nhạc sĩ ngọt ngào của Y-sơ-ra-ên. Ông là một nghệ sĩ tài năng và là một người đàn ông với cảm xúc sâu sắc. Nhưng khi nói đến sự thờ phượng, điều Đức Chúa Trời chọn lưu giữ trong Kinh Thánh để bày tỏ cho chúng ta ngày nay không phải là âm nhạc mà là văn tự của ông.

Sau nhiều thế kỷ, khi Y-sơ-ra-ên trở về từ cảnh lưu đày ở Babylon để khôi phục Giê-ru-sa-lem, E-xơ-ra và các thầy tế lễ khác đã cố gắng tái thiết sự thờ phượng trong đền thờ.

PHẦN 2 - TẠI SAO SỰ THỜ PHƯỢNG PHẢI TẬP CHÚ VÀO LỜI CHÚA?

Trong Tân Ước, Chúa Jesus đã làm gương và tôn quý Lời Chúa. Người đã quở trách những người Pha-ri-si và thầy thông giáo vì họ đặt sự thờ phượng dựa trên các truyền thống của con người hơn là vào các điều răn của Chúa (Ma-thi-ơ 15: 3–9). Lời Ngài nương theo và nhất quán với Cựu Ước, vì hết thảy đều chỉ về Ngài (Lu-ca 24:27)

Các tín hữu đầu tiên đã chuyên tâm vâng giữ lời dạy của các sứ đồ (Công vụ 2:42). Phao-lô đã khích lệ Ti-mô-thê hãy chú trọng đến việc đọc Kinh Thánh trong các buổi nhóm và ra lệnh hãy "truyền giảng lời Chúa" (1 Ti-mô-thê 4:13; 2 Ti-mô-thê 4:2). Phao-lô cũng dạy dỗ chúng ta "hãy để lời của Đấng Christ sống sung mãn trong lòng anh em” khi hát cho Đức Chúa Trời (Cô-lô-se 3:16).
Nhìn vào lịch sử Kinh Thánh, điều răn của Chúa, và những ích lợi không thể đo lường được mà chúng ta nhận được từ việc thờ phượng lấy Lời Chúa làm trọng tâm, chúng ta cần hỏi vì sao sự thờ phượng ngày hôm nay thường tập chú vào những trải nghiệm chủ quan, vào các giác quan, và những cảm xúc nội tâm.
Sự thờ phượng chân thật luôn là một sự phản hồi đối với Lời Chúa. John Stott đã nói rằng thờ phượng Chúa là "vui thỏa trong danh thánh Ngài" (Thi Thiên 105: 3), nghĩa là ham mến Ngài, Đấng bày tỏ chính mình. Ông nói thêm:”Đức Chúa Trời phải phán với chúng ta, trước khi chúng ta tự do nói bất kỳ điều gì với Ngài. Ngài phải bày tỏ Ngài là ai trước khi chúng ta dâng lên Ngài sự thờ phượng phải lẽ.. Thờ phượng Chúa luôn là sự phản hồi đối với Lời Ngài. Kinh Thánh hướng dẫn và làm phong phú thêm sự thờ phượng của chúng ta.”

Phần 3: LÀM THẾ ĐỂ LỜI CHÚA LÀM TRỌNG TÂM TRONG SỰ THỜ PHƯỢNG CỦA CHÚNG TA?

Làm thế nào chúng ta chắc chắn rằng Lời Chúa là trọng tâm trong lúc chúng ta dẫn dắt hội thánh bước vào sự thờ phượng? Đó là bằng cách yêu mến, hát, đọc, bày tỏ, và cầu nguyện theo Lời Chúa. Yêu mến Lời Chúa
Chúa mong muốn việc đọc Lời Ngài không chỉ là một trong những việc quan trọng trong giờ nhóm, mà còn là một trong những điều quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi Cơ Đốc nhân.Trân quý Lời Chúa, nghĩa là chúng ta ham mến Lời Ngài nhiều hơn những trang tin tức thể thao, chương trình truyền hình, hoặc thời gian cho mạng xã hội.
Vài năm về trước, tôi bắt đầu hành trình tìm hiểu Lời Chúa, để rồi cả tâm tưởng lẫn đời sống tôi trở nên một lời công bố rõ ràng cho lẽ thật của Ngài.
Đó là lần đầu tiên tôi đọc toàn bộ quyển Kinh Thánh và vẫn đang tiếp tục làm điều này ở hiện tại, tôi cố gắng hiểu các câu chuyện trong Kinh Thánh, về Chúa Jesus Christ và sự đóng đinh của Ngài đã chết vì tội của con người. Tôi bắt đầu nhận thấy các sự kết nối, các khuôn mẫu, và những phần trong câu chuyện mà mình chưa từng biết. Tôi mong muốn nói như tác giả Thi Thiên rằng: "Con yêu mến luật pháp Chúa biết bao! Trọn ngày con suy ngẫm luật pháp ấy." (Thi Thiên 119:97).

Phần 4: HÁT LÊN LỜI CHÚA

Thánh ca là một thần học thực hữu, dạy dỗ chúng ta về Chúa là ai, Ngài như thế nào, và cách chúng ta tương giao với Ngài. Có một người đã nói như thế này: “Những gì chúng ta hát nói lên chúng ta là ai”. Đó là lý do tại sao chúng ta hát Lời Chúa. Để làm điều này chúng ta sử dụng các bài thánh ca trích dẫn các đoạn Kinh thánh cụ thể. Một vài năm trước, khi hội thánh của tôi đọc loạt sách Phi-líp và Ga-la-ti, nhóm chúng tôi đã soạn thảo và thu âm các bài hát trích từ các câu Kinh Thánh khác nhau. Điều đó giúp hội chúng hát lên các câu Kinh Thánh thường được nghe giảng.

Bài hát thánh ca không chỉ là trích dẫn các câu Kinh thánh cụ thể. Nếu Lời của Đấng Christ “sống sung mãn trong lòng anh em” (Cô-lô-se 3:16), thì chúng ta cần những bài hát giải nghĩa, làm rõ, và cắt nghĩa Lời Chúa. Chúng ta cần những lời bài hát sâu sắc, giàu thần học, và trung thành với Kinh Thánh. Khi liên tục ăn nuốt những bài hát thờ phượng nông cạn, mang tính chủ quan thường dẫn đến hình thành nên những tín hữu chủ quan và hời hợt.

Thánh Chúa tình yêu trở nên Con Người toàn hảo vô tội mang lấy ô nhục

Trên thập tự giá gánh tội thay tôi bởi sự chết Ngài nay tôi được sống.

Chúng ta thường hay chọn những bài hát vì giai điệu của chúng thay vì nội dung thần học chứa đựng trong đó. Chúng ta cần nhận biết rằng khi từ ngữ kết hợp với giai điệu dễ khiến chúng ta bị lừa dối. m nhạc có thể làm cho lời bài hát nông cạn trở nên sâu sắc. Giai điệu tuyệt vời có thể làm cho lời bài hát vô nghĩa trở nên sâu sắc và khiến chúng ta muốn hát theo.

Đó là lý do tại sao tôi thường đọc lời bài hát trước khi nghe đĩa CD hoặc chơi bản nhạc từ tập bài hát. Nếu lời bài hát có triết lý thần học nông cạn hoặc mơ hồ, âm nhạc sẽ không thể khiến nó sâu sắc hơn. Nó chỉ khiến cho ta ảo tưởng rằng các câu từ thực sự ý nghĩa.Không phải âm nhạc là không quan trọng. Nếu những từ ngữ tuyệt vời với âm nhạc dở tệ, sẽ không ai ghi nhớ hoặc muốn hát nó cả. Nhưng theo điều răn của Chúa, điều cần ngự trị đầy dẫy trong chúng ta là Lời của Đấng Christ, không phải là những trải nghiệm âm nhạc.

Từ ngữ chúng ta hát cũng nên rõ ràng, không mơ hồ hoặc giải nghĩa theo cách cá nhân. Thần Linh của Chúa muốn làm sáng tỏ tâm trí của chúng ta đang khi hát thờ phượng. Chúng ta không nên cản trở quá trình này bởi các bài hát. Trong thờ phượng hội chúng, hình ảnh đep và sáng tạo cũng có giới hạn của nó. Nếu bạn không hiểu từng câu trong bài hát bạn đang hát, có lẽ mọi người trong hội thánh·cũng sẽ không hiểu.

Tác giả người Anh Nick Page đã viết một cuốn sách ngắn, sâu sắc có tựa đề là And Now Let’s Move into a Time of Nonsense: Why Worship Songs Are Failing the Church. (Và Bây Giờ Hãy Đến Với Một Thời Đại Vô Nghĩa: Lý Do Các Bài Hát Thờ Phượng Đang Khiến Hội Thánh Thất Bại). Ông viết rằng:

“Các bài hát thờ phượng không chỉ là phương tiện để bày tỏ cảm xúc cá nhân, chúng còn là lời mời gọi hội chúng đến với sự thờ phượng. Nếu bạn muốn viết những thứ mà chỉ có bạn mới hiểu thì hãy viết nó vào quyển nhật ký, nếu không bạn hãy thấu hiểu chúng tôi; bạn phải giúp chúng tôi hiểu được lời bài hát.”Thật ra, một người hướng dẫn thờ phượng được ơn có thể giúp giải thích lời bài hát khi ý nghĩa của nó chưa được đầy đủ. Không có bài hát truyền thống hay hiện đại nào có thể bày tỏ hết mọi điều chúng ta muốn. Nhưng một bài hát không hoàn hảo không có nghĩa là tôi không thể sử dụng nó. Tôi có thể ngẫu nhiên thêm chú thích giữa các câu, nói điều gì đó trước khi bắt đầu, hoặc kèm theo các bài hát khác để bổ sung những chỗ còn thiếu sót.

Điểm quan trọng là: Hát lên Lời Chúa. Lời bài hát quan trọng hơn âm nhạc. Lẽ thật vượt xa giai điệu.

Thánh Linh không chỉ thần cảm cho Lời Chúa, Ngài còn soi sáng tấm lòng của chúng ta để chúng ta có thể hiểu Lời Ngài. Thánh Linh và Lời Chúa đi đôi với nhau. Nhưng còn có lý do khác vì sao Lời Chúa là trung tâm của sự thờ phượng của chúng ta, ngoài minh chứng về sự hiện diện và hành động của Đức Thánh Linh. Mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời như làn sóng của sự mặc khải và sự phản hồi. Nếu Đức Chúa Trời không bày tỏ chính Ngài cho chúng ta, chúng ta sẽ không biết phải cảm tạ ai, phải vâng phục, hoặc phục vụ đối tượng nào. Chúng ta sẽ không biết thờ phượng Ngài như thế nào. Nhưng Đức Chúa Trời đã bày tỏ bản tính, bản chất và những lời hứa của Ngài cho chúng ta, và chúng ta đáp lại với lòng biết ơn và sự vâng phục. Chúng ta phản hồi bằng sự thờ phượng. Ít nhất đó là cách mà chúng ta nên làm.

Điều này không có nghĩa là các bài hát phải dài dòng, hoặc cần có bằng cấp thần học để nghe hiểu. Những bài hát đơn giản cũng có thể mang thông điệp Kinh thánh và ích lợi như những bài hát phức tạp, đặc biệt cần tránh lạm dụng các từ ngữ sáo rỗng. Bạn của tôi là Drew Jones đã sử dụng vỏn vẹn chỉ hai mươi bốn từ mà ông gọi nó là “Bài Ca Phúc âm”:

Phần 5: CẦU NGUYỆN BẰNG LỜI CHÚA

Đã nhiều hơn một lần, tôi từng tham gia vào buổi nhóm mà người hướng dẫn thờ phượng đã dừng giữa hai bài hát và bắt đầu cầu nguyện như thế này: “Lạy Chúa, hôm nay, chúng con chỉ muốn cảm ơn Ngài, Cha ơi, vì đã ở cùng chúng con tại nơi đây, Chúa Giê-xu, và vì đã mang chúng con lại với nhau, Chúa ơi, để thờ phượng Ngài. Ngài thật vĩ đại. Chúng con chỉ muốn đến nơi ngai Ngài hôm nay, Chúa Giê-xu, và thờ phượng Ngài như chúng con chưa bao giờ thờ phượng Ngài trước đây, Đức Chúa Trời ôi, và đó là lý do chúng con tại đây để dâng lên Ngài, lạy Chúa, bởi Thánh Linh của Chúa Giê-xu, Cha ôi, để Ngài được vinh hiển. Và Chúa ôi…”

Tôi biết người hướng dẫn thờ phượng đó rất chân thành. Tôi biết điều đó vì bản thân tôi đã chân thành cầu nguyện như vậy nhiều lần.Nhưng sẽ hữu ích hơn biết bao nếu cầu nguyện những điều như thế này: “Lạy Cha, cảm ơn Cha đã mời gọi chúng con nhóm hiệp tại đây với tư cách là con dân của Ngài để thờ phượng Cha. Cảm ơn Chúa Giê-xu, Chúa Cứu Thế tuyệt vời của chúng con. Nhờ sự chuộc thay của Ngài mà chúng con có thể có mặt ở đây trước sự hiện diện của Ngài, không xấu hổ và được tha thứ.

Chúng con cầu nguyện rằng Thánh Linh Ngài sẽ mở mắt chúng con để thấy mình được yêu mến trong Đấng Christ. Xin hãy thánh hóa chúng con bằng lẽ thật của Ngài và hoàn thành công tác của Ngài trong con để đẹp lòng Cha. Nguyện Ngài được vinh hiển trong mọi việc chúng con làm trong buổi sáng hôm nay, Cha ơi.”

Giống như mọi việc khác chúng ta làm khi thờ phượng Chúa, cầu nguyện là cơ hội để tập trung vào Lời Chúa. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể sử dụng cách diễn đạt hoặc suy nghĩ của chính mình. Nó chỉ là chúng ta được định dạng và truyền đạt—bằng cả về thái độ lẫn nội dung—bởi những gì Chúa đã mặc khải cho chúng ta trong Thánh Kinh.

Những lời cầu nguyện có thể được viết ra, lên kế hoạch hoặc tự phát. Việc sử dụng những lời cầu nguyện bằng văn bản không phải là điều xấu nếu điều đó sẽ giúp bạn có thể đáp lại Chúa một cách chu đáo, chân thành và đúng theo Kinh Thánh. Tôi đã thử vài lần và rất ngạc nhiên khi thấy tôi có thể thoải mái tập trung vào điều mình đang cầu nguyện thay vì cố nghĩ xem phải nói gì ngay lúc đó. Và về lâu dài, nó sẽ chỉ làm cho những lời cầu nguyện tự phát của tôi trở nên mạch lạc và hiện thực hơn.

Bạn có thể làm cho những lời cầu nguyện hội chúng của mình đậm chất Thánh Kinh hơn bằng cách cầu nguyện riêng với Chúa bằng Lời Chúa. Thi Thiên thường có thể áp dụng tốt nhất. Đọc một câu, sau đó bắt đầu cầu nguyện với những suy nghĩ về nó, áp dụng chúng vào những tình huống hoặc những người nhất định trong cuộc sống của bạn. Thi thiên 23, 33, 62, 86, 103 và 145 là những đoạn tốt để bắt đầu. Theo thời gian, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy những suy nghĩ, thái độ và lời nói của bạn sẽ trở nên kết nối hơn với cách suy nghĩ của Chúa. Những lời cầu nguyện của bạn sẽ có một sự tự tin lớn hơn. Và hội thánh của bạn sẽ được ích lợi từ tấm gương của bạn.

Phần 6: ĐỌC - BÀY TỎ LỜI CHÚA

Đọc Lời Chúa
Điều này quá hiển nhiên, người ta có thể cho rằng tôi không cần phải nói đến, nhưng tôi lại nghĩ khác.
Trong nhiều hội thánh ngày nay, nơi mà thẩm quyền và sự trọn vẹn của Kinh Thánh được giảng dạy, Lời Chúa rất ít được đọc công khai. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một mệnh lệnh cụ thể là phải chú trọng đến việc đọc Kinh Thánh trước hội chúng (1 Ti-mô-thê 4:13). Chắc chắn phải có lý do chính đáng đằng sau việc này.

Tôi có nghĩ đến nhiều lý do sau. Khi nghe Lời Chúa , chúng ta nhận biết bản thân phụ thuộc và đầu phục sự mặc khải của Chúa. Trẻ em học cách tôn trọng Lời Chúa khi các bé đọc Lời Chúa với sự kính sợ và lòng nhiệt thành chân thật. Người khác sẽ thấy chúng ta trân quý Kinh Thánh. Khi việc đọc Kinh Thánh được lên kế hoạch kỹ lưỡng, hội thánh sẽ có được một chế độ ăn nuốt Lời Chúa một cách cân bằng. Và đối với những người không đọc Kinh Thánh cá nhân, có thể đây là dịp hiếm hoi họ được nghe Lời Chúa.

Một số nghi thức truyền thống quy định việc đọc Kinh Thánh mỗi tuần. Hội thánh của chúng tôi không tuân theo một cách thức như vậy, thế nên chúng tôi tìm cách ưu tiên việc đọc Kinh Thánh theo những cách khác nhau.
Sau khi buổi nhóm bắt đầu, tôi có thể đọc một câu trong Thi Thiên 111:1–2: “Ha-lê-lu-gia! Con sẽ hết lòng ca ngợi Đức Giê-hô-va. Trong đoàn người ngay thẳng và giữa hội chúng. Công việc Đức Giê-hô-va thật vĩ đại; Tất cả những ai ham thích đều sẽ suy ngẫm đến.” Câu này giúp tôi hiểu được lý do tại sao chúng tôi nhóm lại—để ham thích và suy ngẫm công việc Đức Giê-hô-va. Tôi cố gắng tránh những câu Kinh Thánh mang âm hưởng “thờ phượng” mà cá nhân tôi không được cảm động, chẳng hạn như “Hãy ca ngợi Đức Giê-hô-va là Đấng ngự tại Si-ôn!” (Thi Thiên 9:11). Nói cách khác, đừng dùng Kinh Thánh để lấp đầy chỗ trống. Chúng ta nên hiểu lý do chọn đọc và đặt câu Kinh Thánh vào thời điểm cụ thể nao đó trong buổi nhóm.

Chúng ta cũng có thể đọc Kinh Thánh giữa các bài hát. Đọc Kinh Thánh xen giữa các bài hát không hẳn sẽ làm gián đoạn dòng chảy hoặc cản trở sự thờ phượng thật; Nó nuôi dưỡng sự thờ phượng. Đọc một đoạn Kinh Thánh có thể giúp mọi người hiểu lý do tại sao chúng ta hát bài tiếp theo, trích dẫn nền tảng Kinh Thánh cho một dòng hoặc câu trong bài hát, hoặc đóng vai trò như một sự thay đổi trọng tâm giữa hai bài hát.

Đôi khi chúng tôi cũng xen kẽ các lời của bài hát với Kinh Thánh. Có lần chúng tôi nhờ những người hát dẫn đọc các phân đoạn trong Thi Thiên 103 ở giữa các câu của bài thánh ca “Ca ngợi Chúa là Đấng Toàn năng”. Chúng tôi “suy ngẫm lại về những gì Đấng Toàn năng có thể làm” như câu Kinh Thánh chép. Kết quả là đức tin và niềm vui ngày càng gia tăng trong lòng chúng tôi khi hát từng lời ca trong bài hát. Vào một dịp khác, chúng tôi đọc Ê-sai 53 ở giữa các câu trong bài hát “Kìa Chiên Con” của Mark Altrogge. Làm thế mới giúp chúng tôi hiểu được sự đau khổ của Đấng Christ đã ứng nghiệm những lời tiên tri được viết ra từ nhiều thế kỷ, trước khi Ngài ra đời. Lời Chúa cũng có thể được đọc một cách linh hoạt khi người lãnh đạo và hội thánh đọc đối đáp qua một phân đoạn hoặc những câu Kinh Thánh được chọn. Dù đọc Kinh Thánh theo cách nào, chúng ta cũng muốn đọc nó một cách rõ ràng, thuyết phục và năng quyền. Mọi người nên biết rằng những Lời họ nghe được không phải của chúng ta mà là của Chúa.

Bày tỏ Lời Chúa

Thánh Kinh có thể được nhìn thấy cũng như nghe được. Đôi khi chúng tôi chiếu các câu Kinh Thánh lên màn hình trong phần dạo đàn hoặc để giới thiệu bài hát. Nếu lên kế hoạch trước, chúng tôi có thể chiếu Lời Chúa khi người hướng dẫn thờ phượng nhắc đến. Kiểu mô tả bằng hình ảnh đó có thể giúp mọi người nắm bắt tốt hơn ý nghĩa của phân đoạn đang đọc. Nếu hội thánh của bạn sử dụng tờ chương trình, bạn cũng có thể in những câu Kinh Thánh liên quan ở mặt trước hoặc bên trong.

Vào những thời điểm khác nhau, tôi đã thêm một phân đoạn Kinh Thánh để gửi cho nhóm thờ phượng kèm với những bài hát mà chúng tôi sẽ hát vào Chủ nhật tới. Mục tiêu của tôi là giúp mọi người hiểu được chủ đề và nhắc nhở họ rằng mọi việc chúng ta làm đều dưới thẩm quyền của Lời Chúa và nhằm thu hút sự chú ý đến sự mặc khải của Ngài hơn là khả năng sáng tạo hay nỗ lực của chúng ta.

Chúng ta được biết họ đứng lên tại quảng trường và "họ đọc rõ ràng trong sách luật pháp của Đức Chúa Trời rồi giải nghĩa cho người ta hiểu lời họ đọc." (Nê-hê-mi-a 8:8). Họ muốn mọi người nghe và hiểu những gì Đức Chúa Trời đã bày tỏ với dân chúng. Lời Chúa là nền tảng cho sự ăn năn, lòng biết ơn, ngợi khen và các kỳ lễ để dâng sự vâng giữ.Khi Lời Chúa được giải nghĩa và hiểu một cách rõ ràng thì cùng một cách cũng sẽ tác động đến chúng ta ngày hôm nay.

Khi chúng ta yêu mến Lời Chúa, người khác sẽ nhìn thấy điều đó. Bất cứ ai đến hội thánh sẽ không bị ấn tượng khi Kinh Thánh chỉ là một cuốn sách tham khảo cầm tay hay một sự lựa chọn khác. Nhưng Lời Chúa phải là niềm vui bên trong và mọi người sẽ nhìn biết điều đó trong ánh mắt và giọng nói bên ngoài của bạn.

Việc bàn tán về các ngôi sao nhạc rock, kể những câu chuyện hài hước, hoặc đề cập đến bộ phim gần đây nghe có vẻ thích hợp và xu hướng. Nhưng khi làm như vậy, chúng ta có thể bỏ lỡ việc khiến mọi người đói khát điều mà họ cần nghe nhất từ Chúa.

Yêu mến Lời Chúa nghĩa là trân trọng giá trị không thể đo lường được và quyền năng biến đổi của Lời Ngài. Nghĩa là chúng ta mong muốn sẽ dành phần còn lại của cuộc đời để trở nên gần gũi hơn với những gì Chúa bày tỏ với chúng ta.