TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẬP TỰ GIÁ TRONG SỰ THỜ PHƯỢNG

“Hát lên những bài ca ngợi khen tình yêu Đức Chúa Trời có thể giúp chúng ta cảm thấy ấm lòng. Nhưng điều đó là chưa đủ. Chúng ta cũng cần nhớ về một sự thật: Đấng Christ bị đóng đinh.”
Không một hình ảnh minh họa hay phương pháp loại suy nào có thể giải thích đầy đủ mọi điều đã diễn ra tại đồi Gô-gô-tha cách đây 2000 năm. Nhưng có một cách giải thích về cái chết của Đấng Cứu Rỗi trên thập tự giá có thể cung cấp nền tảng cho mọi cách giải thích khác và giúp chúng ta hiểu lý do tại sao thập tự giá là trọng tâm của sự thờ phượng.
Mục đích chính của thập tự giá là giải quyết vấn đề làm sao để con người tội lỗi đến gần Đức Chúa Trời thánh khiết. Kể từ khi A-đam và Ê-va bị đuổi ra khỏi Vườn Ê-đen, chúng ta không thể tự mình đến gần Đức Chúa Trời. Của tế lễ được dâng đi dâng lại trong Cựu Ước nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên về sự thật đó. Trong sự hy sinh của Đấng Christ, sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời đã nghĩ ra một cách để bảo vệ sự công bình của Ngài trong khi bày tỏ tình yêu đối với những người xứng đáng với cơn thịnh nộ Ngài.
Đồi Sọ có nghĩa là sự tha thứ tội lỗi, là bảo toàn sự công bình của Đức Chúa Trời, là sự thỏa mãn cơn thịnh nộ của Ngài, là lòng thương xót lớn của Ngài, là sự nhận nuôi chúng ta vào gia đình của Đức Chúa Trời, và sự đắc thắng của Ngài trên tội lỗi, sự chết và Sa-tan.

Vậy Thập Tự Giá có ý nghĩa gì đối với sự thờ phượng của chúng ta? Có ít nhất ba lý do sau:

1. Công cuộc cứu chuộc của Chúa Giê-xu trên thập tự giá là phương cách giúp chúng ta đến gần Đức Chúa Trời.

Trong nhiều thế kỷ trước khi Đấng Christ đến, thầy tế lễ thượng phẩm đại diện cho dân Chúa khi bước vào Nơi Chí Thánh mỗi năm một lần để làm lễ chuộc tội. Bây giờ, Chúa Giê-xu đã vào đền thánh nơi thiên đàng để làm trọn sự chuộc tội và phá bỏ bức màn ngăn cách giữa chúng ta với Đức Chúa Trời.

Tác giả thư Hê-bơ-rơ khích lệ chúng ta bằng những lời này: “Hỡi anh em, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Jêsus được dạn dĩ vào nơi rất thánh, bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài, lại vì chúng ta có một thầy tế-lễ lớn đã lập lên cai-trị nhà Đức Chúa Trời, nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể rửa bằng nước trong, mà đến gần Chúa.” (Hê-bơ-rơ 10:19-22).

Khi nói về Chúa Giê-xu, Phao-lô viết, “Vì ấy là nhờ Ngài mà chúng ta cả hai đều được phép đến gần Đức Chúa Cha, đồng trong một Thánh Linh.” (Ê-phê-sô 2:18).
Ngoài công việc trọn lành của Đấng Christ, chúng ta sẽ không thể đến gần Đức Chúa Trời. Không có quyền bước vào không chỉ là “không thể đến gần” mà còn là “không thể vào trong”. Với tư cách là thầy tế lễ thượng phẩm và của lễ hy sinh toàn hảo, Chúa Giê-xu là chìa khóa để chúng ta bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là không một người hướng dẫn thờ phượng nào, không một bài hát hay một ban nhạc nào có thể “dẫn dắt chúng ta vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời”. Tôi không thể ca hát, nhảy múa hay nói tiên tri để bước vào sự hiện diện của Chúa. Bản thân sự thờ phượng không thể dẫn chúng ta vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời! Chỉ duy Chúa Giê-xu mới có thể giúp chúng ta bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời, và Ngài đã hoàn tất điều đó thông qua một sự hy sinh duy nhất sẽ không bao giờ lặp lại và có hiệu lực đời đời.

2. Công cuộc cứu chuộc của Chúa Giê-xu trên thập tự giá làm cho sự thờ phượng của chúng ta được Đức Chúa Trời chấp nhận.

Có rất nhiều lý do khiến Đức Chúa Trời từ chối sự thờ phượng của chúng ta. Dù nỗ lực bao nhiêu thì tấm lòng và sự thờ phượng của chúng ta sẽ không bao giờ hoàn toàn tinh sạch trước mặt Đức Chúa Trời.
Yếu tố then chốt khiến cho sự thờ phượng của chúng ta được chấp nhận chính là đức tin cộng với Đức Chúa Giê-xu Christ. Chúa Giê-xu là người hướng dẫn thờ phượng trọn lành của chúng ta (Hê-bơ-rơ 2:12). Của lễ thiêng liêng của chúng ta “nhờ Chúa Giê-xu Christ mà đẹp ý Đức Chúa Trời.” (1 Phi-e-rơ 2:5). Chính của lễ thờ phượng vô tội của Chúa Giê-xu đã tẩy sạch và khiến cho của lễ của chúng ta được trọn vẹn.

Khi nói về Chúa Giê-xu, Phao-lô viết, “Vì ấy là nhờ Ngài mà chúng ta cả hai đều được phép đến gần Đức Chúa Cha, đồng trong một Thánh Linh.” (Ê-phê-sô 2:18).
Ngoài công việc trọn lành của Đấng Christ, chúng ta sẽ không thể đến gần Đức Chúa Trời. Không có quyền bước vào không chỉ là “không thể đến gần” mà còn là “không thể vào trong”. Với tư cách là thầy tế lễ thượng phẩm và của lễ hy sinh toàn hảo, Chúa Giê-xu là chìa khóa để chúng ta bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là không một người hướng dẫn thờ phượng nào, không một bài hát hay một ban nhạc nào có thể “dẫn dắt chúng ta vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời”. Tôi không thể ca hát, nhảy múa hay nói tiên tri để bước vào sự hiện diện của Chúa. Bản thân sự thờ phượng không thể dẫn chúng ta vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời! Chỉ duy Chúa Giê-xu mới có thể giúp chúng ta bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời, và Ngài đã hoàn tất điều đó thông qua một sự hy sinh duy nhất sẽ không bao giờ lặp lại và có hiệu lực đời đời.

3. Công cuộc cứu chuộc của Chúa Giê-xu trên thập tự giá là mục đích thờ phượng của chúng ta.

Bạn có bao giờ nghĩ rằng việc ca ngợi Chúa Giê-xu đã phó mạng sống cho chúng ta thường chỉ dành cho những tân tín hữu hoặc những con đỏ thuộc linh? Có thể chúng ta bị cám dỗ để nghĩ rằng khi tăng trưởng, chúng ta phải “tốt nghiệp” sang những ngưỡng cửa khác như mật thiết với Chúa, năng quyền chữa lành của Đức Thánh Linh hay truyền giáo khắp đất.

Các thiên binh, thiên sứ trên trời không đề cập về những điều này..Nhưng ngày và đêm, họ kêu lớn tiếng “Thánh thay là Chiên Con đã chịu giết, xứng đáng được uy quyền, giàu có, khôn ngoan, uy lực, tôn trọng, vinh quang và ca ngợi!” (Khải huyền 5:12)

Khi Chúa Giê-xu hiện ra như là Sư Tử của chi phái Giu-đa trong Khải Huyền 5:5, Đức Chúa Trời hoàn toàn có thể tôn vinh Chúa Giê-xu vì sự công chính trọn vẹn, những bài giảng dạy, quyền năng chữa lành siêu nhiên; hay sự phục sinh vinh quang của Con Ngài trên đất. Hoặc là Đức Chúa Trời có thể yêu cầu tất cả tập trung vào chính Ngài - vì là Đấng tạo dựng và hiện đang tể trị cả vũ trụ này. 
Nhưng không. Thay vào đó, Đức Chúa Trời đã xem của lễ chuộc tội thế cho chúng ta là lý do trọng tâm khiến Chúa Giê-xu xứng đáng được thờ phượng. “Xứng đáng thay là Chúa… vì Ngài đã chịu giết, và bởi huyết của Chúa Giê-xu, Ngài cứu chuộc loài người cho Đức Chúa Cha từ mọi bộ tộc, mọi ngôn ngữ và mọi nước. (Khải huyền 5:9)

Các thiên binh thiên sứ trên trời có vẻ như chưa bao giờ ngán ngẩm việc chúc tụng Chiên Con đã bị giết. Vậy còn chúng ta thì sao?

Nguồn: Bob Kauflin, 5/11/2021